Các chương trình cảm thụ âm nhạc phổ biến hiện nay
Lớp học cảm thụ đơn thuần
Lớp học cảm thụ là nơi trẻ em được tiếp xúc với âm nhạc thông qua việc lắng nghe và cảm nhận. Trẻ sẽ được nghe âm nhạc với nhiều tính chất và thể loại khác nhau, quan sát những bức tranh đầy màu sắc giúp trí tưởng tượng bay bổng , được học cách phân biệt các loại âm thanh khác nhau và cảm nhận được nhịp điệu, giai điệu của từng bản nhạc. Những lớp học này thường tạo ra một môi trường âm nhạc vui tươi, kích thích sự sáng tạo và tình yêu đối với âm nhạc từ nhỏ.
Cho trẻ học chơi nhạc cụ ngay từ nhỏ
Một số chương trình khác lại tập trung vào việc cho trẻ học chơi nhạc cụ ngay từ nhỏ. Trẻ em có thể bắt đầu học đàn piano, violin, guitar, hoặc các loại nhạc cụ khác ngay từ giai đoạn đầu tiếp xúc với âm nhạc. Việc học chơi nhạc cụ từ sớm giúp trẻ phát triển sự khéo léo của đôi tay, kỹ năng phối hợp giữa mắt và tai, đồng thời rèn luyện khả năng tập trung và kiên nhẫn.
Mỗi chương trình trên đều có những ưu điểm nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều điểm hạn chế. Nếu chỉ học cảm thụ âm nhạc đơn thuần, trẻ sẽ không được học chơi nhạc cụ để có thể tự mình tạo ra âm nhạc, và bố mẹ cũng khó thấy được những thành quả của con biểu hiện ra bên ngoài. Còn nếu học đàn ngay từ độ tuổi khoảng 4 tuổi, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn như chưa đủ phát triển về thể chất để điều khiển nhạc cụ một cách chính xác, chưa đủ phát triển về trí tuệ để nhận thức các khái niệm mang tính trừu tượng trong âm nhạc, và chưa đủ kiên nhẫn để luyện tập.
Từ thực trạng đó, Đăng Ân Mucsic với nhiều năm kinh nghiệm về giáo dục âm nhạc đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình Cảm thụ âm nhạc đặc biệt, kết hợp giữa các hoạt động cảm thụ âm nhạc thuần túy và phương pháp hướng dẫn trẻ tiếp cận với việc chơi nhạc cụ một cách hợp lý.
Ưu điểm của lớp Cảm thụ âm nhạc tại Đăng Ân Music
Âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển cả tinh thần lẫn thể chất của trẻ trong những năm đầu đời. Khi trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ sớm, khả năng nhận biết âm thanh và ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển vượt trội. Việc nhảy múa theo nhạc giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động và khuyến khích sự tự tin trong việc thể hiện bản thân. Không chỉ vậy, học nhạc còn giúp trẻ chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình học tập, bao gồm kỹ năng tư duy, kỹ năng xã hội, … .
- “Giáo dục đúng thời điểm”: Độ tuổi từ 4-6 tuổi là giai đoạn thính giác của trẻ phát triển một cách vượt bậc, trẻ học hỏi về thế giới xung quanh chủ yếu thông qua đôi tai. Khoa học gọi đây là giai đoạn vàng để học ngôn ngữ và âm nhạc. Chính vì vậy các bài học tại Đăng Ân Music luôn bắt đầu từ hoạt động cho trẻ lắng nghe nhạc.
- “Lớp học nhóm” vừa giúp trẻ được vui vẻ học chung với nhiều bạn bè, vừa đem lại những lợi ích vượt trội so với lớp học cá nhân như: trẻ có thể đàn hòa tấu với bạn bè, có thể lắng nghe tiếng đàn của các bạn để đánh giá được đâu là âm thanh hay, có sự cạnh tranh lành mạnh để cùng nhau cố gắng.
- “Giáo dục âm nhạc toàn diện”: trong khóa học cảm thụ âm nhạc trẻ được học đa dạng các nội dung để xây dựng các kỹ năng phong phú: học hát, học xướng âm, cảm thụ âm nhạc, cảm nhận tiết tấu, chơi đàn,...
- “Học cùng phụ huynh”: có ba mẹ bên cạnh, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái để tự do khám phá âm nhạc, mối quan hệ gia đình cũng sẽ trở nên gắn kết và tuyệt vời hơn bao giờ hết. Cha mẹ sẽ cùng học với con và là người giúp con ôn tập kiến thức tại nhà.
Các nội dung học trong khóa Cảm thụ âm nhạc
Chương trình của khóa học Cảm thụ âm nhạc được thiết kế rất phong phú với nhiều hoạt động đa dạng để giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng âm nhạc:
Cảm nhận tiết tấu
Cảm nhận tiết tấu giúp trẻ hiểu về nhịp điệu và sự vận động của âm nhạc. Trẻ sẽ học cách cảm nhận và tái hiện nhịp điệu thông qua các hoạt động như vỗ tay, nhảy múa và chơi các nhạc cụ gõ. Kỹ năng này rất quan trọng để phát triển khả năng chơi nhạc cụ sau này.
Trò chơi với phím đàn
Thông qua các trò chơi với phím đàn, trẻ sẽ vui thích học đàn các yếu tố âm nhạc (nốt nhạc, vị trí đặt tay, hợp âm…) mới gặp lần đầu tiên, cùng với nhạc đệm.Trẻ sẽ cảm nhận được sự thú vị khi tạo ra âm nhạc., đồng thời cảm nhận được niềm vui và hứng thú trong học tập.
Tiểu phẩm độc tấu
Thông qua tiến trình nghe, hát, đàn, đọc, trẻ sẽ được đàn âm nhạc mình đã nghe, đã hát, đã thuộc, và sẽ phát triển được sự nhạy cảm âm nhạc cũng như khả năng biểu cảm âm nhạc một cách dễ dàng.